Bệnh tay chân miệng là gì? Câu hỏi và giải đáp về tay chân miệng ở trẻ em

  Oct 8, 2018      2m      0   
 

Tay chân miệng là bệnh lý do siêu vi EV71 (Enterovirus) và Coxackie gây ra, bệnh lây qua đường tiêu hóa, hoặc do tiếp xúc với mụn nước.

Bệnh tay chân miệng là gì? Câu hỏi và giải đáp về tay chân miệng ở trẻ em

Tay chân miệng là gì?

  • Đi khám thấy bác sĩ chẩn đoán tay chân miệng, vậy tay chân miệng là gì, tay chân miệng và viêm loét miệng có gì khác nhau?
  • Tay chân miệng là bệnh lý do siêu vi EV71 (Enterovirus) và Coxackie gây ra, bệnh lây qua đường tiêu hóa, hoặc do tiếp xúc với mụn nước.
  • Bé bị tay chân miệng thường sốt, nổi bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, miệng, đầu gối, khuỷu tay, mông.

Các câu hỏi thường gặp?

1) Tại sao con tôi bị tay chân miệng mặc dù bé không đi nhà trẻ?

  • Các bé đi nhà trẻ thường mắc tay chân miệng cao hơn tuy nhiên nếu người lớn mắc tay chân miệng (triệu chứng ít rầm rộ và thoáng qua do đó người lớn không biết mình mắc tay chân miệng đâu) hoặc có anh chị em trong nhà mắc tay chân miệng thì cũng bị lây bệnh.
  • Do đó cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc tay chân miệng là người lớn cần rửa tay trước khi chăm sóc bé.

2) Bé không ăn uống được khi bị bệnh phải làm sao?

  • Loét miệng rất khó chịu làm bé đau khi ăn do đó bé sẽ bỏ ăn, bỏ bú, chảy nước bọt là chuyện rất hay gặp. Tuy nhiên không có thuốc nào làm trẻ ăn ngon trở lại ngay đâu vì còn loét mà.
  • Thuốc chủ yếu ngậm và uống để giúp mau lành vết thương. Phụ huynh có thể cho bé uống sữa hơi lạnh, ăn cháo nguội để trẻ đỡ cảm thấy khó chịu. Tuyệt đối không ăn đồ chua, cay, cứng hoặc quá nóng.
  • Cũng đừng lo lắng quá nhé!

3) Tay chân miệng có nguy hiểm không?

  • Đối với tay chân miệng, nếu bé sốt càng cao, càng lâu ngày thì càng dễ trở nặng.
  • Các dấu hiệu nặng của tay chân miệng gồm: sốt cao trên 39 độ, giật mình nhiều lần, ói nhiều, run tay chân. Khi có dấu hiệu này cần đưa trẻ đến bệnh viện.

4) Tôi phải làm gì khi bé bị tay chân miệng

  • Điều khiến phụ huynh lo lắng khi bé bị tay chân miệng là tình trạng SỐT của trẻ, sốt có thể nhẹ hoặc sốt rất cao (39 đến 40 độ), bé sẽ mệt nhiều hơn khi sốt cao.
  • Nếu sốt làm trẻ khó chịu, bứt rứt, bỏ ăn thì dùng thuốc hạ sốt (paracetamol 10 – 15mg/kg/lần, 2 cử tối thiểu cách nhau 4 tiếng), nếu bé còn sốt cao sau 1 giờ uống hạ sốt thì có thể lấy khăn ấm lau mát hạ sốt cho bé (không lau bằng nước lạnh hoặc nước quá nóng vì nước lạnh sẽ làm co mạch ở da khiến trẻ sốt cao hơn, trong khi nước nóng sẽ làm tăng thân nhiệt và phỏng trẻ).

5) Tay chân miệng lây như thế nào ?

  • Đúng theo tên gọi của bệnh: bệnh lây qua tay, chân và miệng của bé, bé bị tay chân miệng khi đi chơi, chảy nước bọt, ngậm đồ vật sẽ để lại siêu vi trên những bề mặt đó. Khi các bé chưa bệnh chạm vào hay cũng ngậm vật đó sẽ bị lây bệnh. Do đó khi ở nhà có bé bị tay chân miệng, cần cho trẻ hạn chế tiếp xúc với trẻ khác.

Xem thêm:



Khám phá xử lý ảnh - GVGroup




-->