Nhiễm siêu vi là gì?

  May 4, 2018      2m      0   
 

Đi khám bệnh hay thấy bác sĩ chẩn đoán nhiễm siêu vi, vậy nhiễm siêu vi là gì? Nhiễm siêu vi và sốt xuất huyết là một hay khác nhau? Nhiễm siêu vi là từ mà bác sĩ hay dùng để chẩn đoán 1 bé bị: sốt, có thể kèm ho, sổ mũi, tiêu chảy, ói, nhưng sốt vẫn là triệu chứng nổi bật nhất.

Nhiễm siêu vi là gì?

Nhiễm siêu vi là gì

  • Đi khám bệnh hay thấy bác sĩ chẩn đoán nhiễm siêu vi, vậy nhiễm siêu vi là gì? Nhiễm siêu vi và sốt xuất huyết là một hay khác nhau?
  • Nhiễm siêu vi là từ mà bác sĩ hay dùng để chẩn đoán 1 bé bị: sốt, có thể kèm ho, sổ mũi, tiêu chảy, ói, nhưng Sốt vẫn là triệu chứng nổi bật nhất, bé bị sốt nhưng vẫn tỉnh táo, vui vẻ. Thường bé bị sốt ngày 1 hoặc 2 và bác sĩ khám chưa tìm được nguyên nhân sẽ được chẩn đoán nhiễm siêu vi.
  • Bé sốt ngày thứ 3 sẽ được bác sĩ chỉ định thử máu tìm sốt xuất huyết, vì sốt xuất huyết trong 1 đến 2 ngày đầu thì cũng không thể phân biệt với nhiễm siêu vi và điều trị cũng giống như siêu vi thông thường khác. Nếu ngày 3 thử máu nghi ngờ sốt xuất huyết (PLT dưới 150 K/mm3) thì bác sĩ sẽ dặn dò người nhà theo dõi như sốt xuất huyết (sốt xuất huyết sẽ bàn ở bài sau).

Các câu hỏi thường gặp về nhiễm siêu vi

1) Nhiễm siêu vi có nguy hiểm không?

  • Nhiễm siêu vi là từ chung để chỉ tình trạng sốt do siêu vi nói chung (lưu ý: sốt xuất huyết cũng là siêu vi luôn nghen), do đó bác sĩ sẽ dặn người nhà tái khám sau 1 – 2 ngày tùy tình trạng mỗi bé.
  • Nếu 2 ngày đầu chẩn đoán nhiễm siêu vi mà đến ngày 3 thử máu xong bác sĩ nói bị sốt xuất huyết cũng không có gì lạ.

2) Tôi phải làm gì khi bé bị nhiễm siêu vi:

  • Điều khiến phụ huynh lo lắng khi bé bị nhiễm siêu vi là tình trạng SỐT của trẻ, sốt có thể nhẹ hoặc sốt rất cao (39 đến 40 độ), bé sẽ mệt nhiều hơn khi sốt cao.
  • Nếu sốt làm trẻ khó chịu, bứt rứt, bỏ ăn thì dùng thuốc hạ sốt (paracetamol 10 – 15mg/kg/lần, 2 cử tối thiểu cách nhau 4 tiếng), nếu bé còn sốt cao sau 1 giờ uống hạ sốt thì có thể lấy khăn ấm lau mát hạ sốt cho bé (không lau bằng nước lạnh hoặc nước quá nóng vì nước lạnh sẽ làm co mạch ở da khiến trẻ sốt cao hơn , trong khi nước nóng sẽ làm tăng thân nhiệt và phỏng trẻ).
  • Một số trẻ sẽ được bác sĩ kê Ibuprofen để hạ sốt (tuy nhiên không xài thuốc này khi bé < 6 tháng, < 7kg , có tiền sử suyễn hay đang nghi ngờ sốt xuất huyết).

3) Con tôi hết sốt có cần khám lại hay không?

  • Bé hết sốt có 2 khả năng:
    • Một là giảm bệnh: nếu hết sốt sau đó tỉnh táo, chơi, bú giỏi thì bé đang dần hồi phục.
    • Hai là khi bé hết sốt nhưng tay chân lạnh, lừ đừ, ói nhiều, đau bụng, đây là dấu hiệu sốt xuất huyết nặng và cần nhập viện ngay.
  • Do đó khi bé hết sốt vẫn nên đi tái khám theo hẹn, bác sĩ sẽ là người quyết định.

4) Nhiễm siêu vi có lây không ?

  • Nhiễm siêu vi thường lây, đặc biệt từ trẻ này sang trẻ khác, như ho, sổ mũi, ói, tiêu chảy.
  • Do đó khi trong nhà có bé bị bệnh cần rửa tay khi chăm sóc trẻ, hạn chế tiếp xúc với các bé khác.

Xem thêm:

Các mẹ có câu hỏi thắc mắc về nhiễm siêu vi xin mời bình luận bên dưới để được giải đáp.



Khám phá xử lý ảnh - GVGroup




-->