Viêm mũi họng là gì?

  May 4, 2018      2m      0   
 

Viêm mũi họng: Đi khám thấy bác sĩ dùng từ Viêm mũi họng nhưng theo dân gian thường gọi là bị cảm ho sổ mũi đó mà. Viêm mũi họng là tình trạng viêm của đường hô hấp trên (mũi, họng theo đúng cái tên của nó). Bệnh viêm mũi họng gần 100% do siêu vi, thường gặp vào mùa lạnh, thường tự cải thiện trong 2 tuần. Triệu chứng thường là ho và sổ mũi, sốt nhẹ, trẻ vui chơi và đi học bình thường.

Viêm mũi họng là gì?

Các bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ em là bệnh viêm mũi họng.

Viêm mũi họng là bệnh gì ở trẻ em?

Khi đi khám bác sĩ dùng từ Viêm mũi họng nhưng theo dân gian thường gọi là bị cảm ho sổ mũi đó mà. Viêm mũi họng là tình trạng viêm của đường hô hấp trên (mũi, họng theo đúng cái tên của nó). Bệnh này gần 100% do siêu vi, thường gặp vào mùa lạnh, thường tự cải thiện trong 2 tuần.

Triệu chứng bệnh viêm mũi họng thường là: ho và sổ mũi, sốt nhẹ, trẻ vui chơi và đi học bình thường.

Phụ huynh cần lưu ý một số điều khi trẻ bị viêm mũi họng:

  • Giữ ấm cơ thể trẻ.
  • Uống nhiều nước, vì nước sẽ giúp làm loãng đàm giúp trẻ dễ tống đàm hơn nên sẽ mau hết bệnh.
  • Không dùng các thuốc chống sổ mũi (ví dụ: chlorpheramin hoặc desloratadin) vì cơ chế của thuốc chống sổ mũi là làm khô đàm (nên không thấy sổ mũi nữa), bé sẽ giảm triệu chứng sổ mũi khi dùng các loại thuốc này nhưng nếu để ý, phụ huynh sẽ thấy bé ho nhiều hơn vì đàm bị khô lại, khó tống xuất làm kích thích ho.
  • Không nên dùng các thuốc loãng đàm đặc biệt ở các bé nhỏ vì cơ chế của thuốc này làm đàm loãng ra thành nhiều mảnh, nếu bé quá nhỏ, khả năng khạc còn yếu thì thuốc này sẽ làm nặng hơn tình trạng ho của bé, đặc biệt các bé có tiền căn suyễn có thể lên cơn suyễn.
  • Thời gian ho của bệnh viêm mũi họng có thể kéo dài 2-3 tuần dù bé đã khỏi bệnh, nếu thấy bé hết sốt, tỉnh táo, chơi vui vẻ dù còn ho kéo dài 2 – 3 tuần cũng theo dõi thôi.
  • Dùng thuốc ho thảo dược và nhỏ mũi: dùng các loại thuốc ho chiết xuất từ thảo dược như Ho Astex hoặc Haspan an toàn cho trẻ, tuyệt đối không dùng các loại thuốc ho chứa Codein. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc Xysat rồi dùng bấc sâu kèn lấy ra, một ngày làm 4-6 lần (dùng khăn giấy loại khó bở, quấn quanh ngón tay rồi thấm nước mũi sau đó lấy nhẹ nhàng cho bé), nếu bé tự hỉ mũi được thì: dùng ngón tay ấn vào 1 cánh mũi, cuối người về phía trước rồi hỉ nhẹ nhàng ra.

Viêm mũi họng hỏi đáp

1) Tại sao con tôi đi nhà trẻ hay bị ho, sổ mũi liên tục:
Bé nào đi nhà trẻ thì càng dễ mắc bệnh này vì nếu 1 bé bị bệnh sẽ lây các bé khác và ngược lại, đó là lý do tại sao từ nhỏ đến lớn bé ở nhà thì ít bệnh trong khi mới gửi nhà trẻ vài ngày là bệnh ngay. Thậm chí các bé dù không đi nhà trẻ nhưng có anh chị em đi nhà trẻ hoặc người lớn bị bệnh cũng có thể lây cho bé.

2) Tại sao con tôi bị ho liên tục 1 tháng mà không đỡ trong khi bé vẫn chơi và đi học bình thường:
Thời gian ho có thể kéo dài 2-3 tuần dù bé đã khỏi bệnh, nếu thấy bé hết sốt, tỉnh táo, chơi vui vẻ dù còn ho kéo dài 2 – 3 tuần cũng theo dõi thôi vì cần có thời gian để đường hô hấp hồi phục sau bị bệnh mà.

3) Tôi phải làm gì khi con bị viêm mũi họng:

  • Đa số viêm mũi họng tự hồi phục, phụ huynh cần cho trẻ uống nhiều nước, tránh khói thuốc lá, tránh bụi bặm. Dùng nước muối sinh lý (NaCl0.9% hoặc Xysat, Xypenat xịt mũi cho bé rồi dùng bấc sâu kèn thấm hút lấy ra hoặc hút mũi nhưng chỉ cần hút bên ngoài và hút nhẹ thôi. Lưu ý: hạn chế hút mũi cho bé sơ sinh vì áp lực hút quá lớn với bé gây trầy xước niêm mạc mũi, do đó cách tốt nhất vẫn là dùng bấc sâu kèn).
  • Sau khi đi nhà trẻ về nên thay đồ và rửa tay, tắm rửa cho bé vì môi trường nhà trẻ khá dơ.

4) Khi nào tôi cần đưa bé đi khám lại ngay:
Viêm mũi họng đa số hồi phục hoàn toàn, một số ít có biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa. Phụ huynh nên đưa bé đi khám lại ngay khi có một trong các dấu hiệu sau đây:

  • Sốt cao liên tục.
  • Thở mệt (cách dễ nhận biết là bé phải tập trung và cố gắng để thở, phụ huynh có thể nhìn lồng ngực của bé thấy lõm vào theo từng nhịp thở).
  • Chảy mủ tai (bé bị viêm tai giữa rồi).

Xem thêm:

Các mẹ có câu hỏi thắc mắc về bệnh viêm mũi họng xin mời bình luận bên dưới để được giải đáp.



Khám phá xử lý ảnh - GVGroup




-->