Viêm phổi là gì?
Viêm phổi là tình trạng viêm ở nhu mô phổi (gồm phế nang, phế quản).
VIÊM PHỔI LÀ GÌ
- Viêm phổi là tình trạng viêm ở nhu mô phổi (gồm phế nang, phế quản).
- Nguyên nhân viêm phổi: Do vi khuẩn từ bên ngoài (thường do người xung quanh lây cho bé như ba mẹ, ông bà, anh chị em). Những hành động tưởng chừng vô hại như hôn bé, ẵm bé qua lại hoặc ho, hắt hơi không che miệng có thể lây bệnh cho bé, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng.
- Triệu chứng bệnh viêm phổi:
- Ho là triệu chứng thường thấy nhất, chiếm trên 90%.
- Sốt: có thể có hoặc không, có thể gặp trong nhiều bệnh không chỉ viêm phổi.
- Thở mệt: nhìn lồng ngực bé thở hổn hển, gắng sức, thở mệt thường gặp trong giai đoạn sau của viêm phổi.
- Điều trị viêm phổi: dùng kháng sinh.
- Cách phòng ngừa: Rửa tay sạch, người lớn bị bệnh cần đeo khẩu trang, ho che miệng. Tốt nhất là bé tránh tiếp xúc với người bệnh.
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BỆNH VIÊM PHỔI
1) Bé bị ho, sốt làm sao biết đó là viêm phổi hay không?
- Các triệu chứng của viêm phổi có thể gặp ở nhiều bệnh do đó 1 triệu chứng không thể kết luận có viêm phổi hay không, ta nên dùng nhiều triệu chứng, đặc biệt là thở mệt, hãy nhìn lồng ngực hoặc bụng của bé, đếm nhịp thở của bé trong vòng 1 phút. Nếu thở nhanh theo tuổi thường đó là viêm phổi ( < 2 tháng : thở nhanh khi > 60 l/ph, 2 tháng- 12 tháng: thở nhanh khi > 50 l/ph, > 12 tháng : thở nhanh khi > 40 l/ph ). Đó là cách ba mẹ dùng để xem bé có viêm phổi hay không, tuy nhiên khi bé quấy khóc nhiều thì đếm nhịp thở sẽ không chính xác. Nếu phụ huynh nghi ngờ, có thể đưa bé đi khám bác sĩ.
2) Viêm phổi nếu không trị sẽ như thế nào?
- Viêm phổi nếu phát hiện sớm điều trị dễ hồi phục, tuy nhiên nếu phát hiện trễ hoặc chủng vi trùng quá mạnh có thể có biến chứng như áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, nhiễm trùng huyết.
3) Tại sao con tôi lại bị viêm phổi nhiều lần trong khi các bé khác thì không?
- Nếu con bạn bị viêm phổi tới lần thứ 3 cần xem xét: bé có bị trào ngược dạ dày thực quản hay không, bé có bị bệnh tim bẩm sinh hay không, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như dị tật đường thở, suy giảm miễn dịch, dị vật đường thở -> cần tìm nguyên nhân gây viêm phổi và điều trị nếu có thể.
4) Làm sao để con tôi không bị viêm phổi:
- Cần rửa tay, tránh tiếp xúc người bị cảm, cúm (vi trùng gây cảm cúm ở người lớn có thể nhẹ nhưng có thể gây viêm phổi ở trẻ), đặc biệt cần chích ngừa cúm và phế cầu (sẽ giảm đáng kể viêm phổi và viêm phổi nặng).
6) Bé bị viêm phổi có nguy cơ lâu dài gì không?
- Đa số viêm phổi chữa khỏi không để lại di chứng lâu dài nào.
Xem thêm:
- Tổng hợp các bài viết về y học ở trẻ em
- Nhiễm siêu vi là gì?
- Viêm mũi họng là gì?
- Tiêu chảy là gì?
- Viêm phổi là gì?
- Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, giải đáp câu hỏi thường gặp về sốt xuất huyết
- Bệnh tay chân miệng là gì? Câu hỏi và giải đáp về tay chân miệng ở trẻ em
Các mẹ có câu hỏi thắc mắc về bệnh viêm phổi xin mời bình luận bên dưới để được giải đáp.